Mỗi loại tủ bếp sở hữu bề mặt phủ khác nhau sẽ có những cách vệ sinh riêng. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua những bí quyết vệ sinh tủ bếp dưới đây để kéo dài “tuổi thọ” cho căn bếp.
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng tủ bếp với chất liệu bề mặt có đặc tính chống xước, chống ẩm hay bền màu đồng nghĩa với việc gia chủ có thể thoải mái va chạm, sử dụng bếp mà không lo lắng trầy xước, phai màu. Thực tế, những thuộc tính trên của chất liệu phủ bề mặt tủ bếp chỉ có tác dụng hạn chế những nhược điểm này. Nếu không chăm sóc cẩn thận và vệ sinh đúng cách, tủ bếp nhà bạn vẫn sẽ xuống cấp, xập xệ như thường.
Cách giữ Tủ bếp bề mặt phủ Acrylic luôn đẹp:
Những năm gần đây, bề mặt Acrylic rất được ưa chuộng trên thị trường nội thất Việt Nam bởi vẻ đẹp sáng bóng, hiện đại cùng bảng màu đa dạng mà chất liệu này sở hữu. Tuy nhiên, đây lại là bề mặt phủ dễ bị xước nhất trong số 5 chất liệu phủ bề mặt: Laminate, Melamine, Acrylic, Veneer và sơn.
Vì thế, nếu muốn tủ bếp được bền đẹp, khi vệ sinh bề mặt Acrylic, bạn không nên dùng bất kỳ một loại nước tẩy rửa nào kể cả các loại nước lau kính chuyên dụng, thay vào đó hãy sử dụng dung dịch giấm pha loãng. Cách làm như sau: Hòa giấm vào một bình xịt có sẵn và phun lên toàn bộ bề mặt ngoài của tủ bếp, sau đó bạn chờ khoảng 5 đến 10 phút để giấm thấm vào các vết dầu mỡ hoặc bụi bẩn rồi lấy vải mềm sợi nhỏ lau sạch.
Cách làm sạch Tủ bếp bề mặt Laminate, Melamine:
Laminate là chất liệu phủ bề mặt có khả năng chống trầy xước tốt nhất nhờ sở hữu một lớp bề mặt bảo vệ ngoài cùng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể thoải mái sử dụng những đồ vật thô ráp để cọ bề mặt tủ bếp. Thay vào đó, bạn có thể dùng bàn chải lông mềm cùng với baking soda hoặc các chất tẩy rửa thông thường để làm sạch những vết bẩn cứng đầu và sử dụng vải mềm sợi nhỏ để lau bụi bẩn hàng ngày.
Có cấu tạo giống với Laminate nhưng Melamine không được phủ thêm lớp bảo vệ ngoài cùng trên bề mặt. Vì vậy, bạn sẽ cần cẩn thận hơn khi lau chùi tủ bếp phủ bề mặt này. Bạn có thể vệ sinh bằng cách nhúng một miếng bọt biển hoặc khăn mỏng sạch với nước xà phòng ấm hoặc bột giặt gia dụng trung tính. Sau đó dùng khăn ẩm để lau sạch những vết xà phòng hay bột giặt còn sót lại, và cuối cùng lau khô bằng một chiếc khăn thấm hút tốt hoặc khăn lau sợi nhỏ.
Cách vệ sinh Tủ bếp chất liệu phủ bề mặt Veneer và sơn:
Không chỉ dễ bị xước, Veneer là chất liệu dễ bị bay màu so với các bề mặt phủ khác. Khi vệ sinh tủ bếp bề mặt phủ chất liệu này, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm, lau bằng khăn mềm sợi nhỏ hoặc có thể sử dụng thêm một chút xà bông em bé có nồng độ chất tẩy rửa thấp để làm sạch những vết bẩn cứng đầu.
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng tủ bếp với chất liệu bề mặt có đặc tính chống xước, chống ẩm hay bền màu đồng nghĩa với việc gia chủ có thể thoải mái va chạm, sử dụng bếp mà không lo lắng trầy xước, phai màu. Thực tế, những thuộc tính trên của chất liệu phủ bề mặt tủ bếp chỉ có tác dụng hạn chế những nhược điểm này. Nếu không chăm sóc cẩn thận và vệ sinh đúng cách, tủ bếp nhà bạn vẫn sẽ xuống cấp, xập xệ như thường.
Cách giữ Tủ bếp bề mặt phủ Acrylic luôn đẹp:
Những năm gần đây, bề mặt Acrylic rất được ưa chuộng trên thị trường nội thất Việt Nam bởi vẻ đẹp sáng bóng, hiện đại cùng bảng màu đa dạng mà chất liệu này sở hữu. Tuy nhiên, đây lại là bề mặt phủ dễ bị xước nhất trong số 5 chất liệu phủ bề mặt: Laminate, Melamine, Acrylic, Veneer và sơn.
Vì thế, nếu muốn tủ bếp được bền đẹp, khi vệ sinh bề mặt Acrylic, bạn không nên dùng bất kỳ một loại nước tẩy rửa nào kể cả các loại nước lau kính chuyên dụng, thay vào đó hãy sử dụng dung dịch giấm pha loãng. Cách làm như sau: Hòa giấm vào một bình xịt có sẵn và phun lên toàn bộ bề mặt ngoài của tủ bếp, sau đó bạn chờ khoảng 5 đến 10 phút để giấm thấm vào các vết dầu mỡ hoặc bụi bẩn rồi lấy vải mềm sợi nhỏ lau sạch.
Gian bếp hiện đại nhờ tủ bếp phủ bề mặt bởi Acrylic trắng, sáng bóng
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước rửa VuPlex để thay thế. Đây là một loại nước rửa chuyên dụng cho các bề mặt Acrylic. Bằng cách này, bề mặt tủ sẽ được làm sạch hơn mà không lo trầy xước, phai màu.Cách làm sạch Tủ bếp bề mặt Laminate, Melamine:
Laminate là chất liệu phủ bề mặt có khả năng chống trầy xước tốt nhất nhờ sở hữu một lớp bề mặt bảo vệ ngoài cùng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể thoải mái sử dụng những đồ vật thô ráp để cọ bề mặt tủ bếp. Thay vào đó, bạn có thể dùng bàn chải lông mềm cùng với baking soda hoặc các chất tẩy rửa thông thường để làm sạch những vết bẩn cứng đầu và sử dụng vải mềm sợi nhỏ để lau bụi bẩn hàng ngày.
Bạn có thể sử dụng bàn chải lông mềm và baking soda để làm sạch vết bẩn cứng đầu trên tủ bếp bề mặt Laminate
Có cấu tạo giống với Laminate nhưng Melamine không được phủ thêm lớp bảo vệ ngoài cùng trên bề mặt. Vì vậy, bạn sẽ cần cẩn thận hơn khi lau chùi tủ bếp phủ bề mặt này. Bạn có thể vệ sinh bằng cách nhúng một miếng bọt biển hoặc khăn mỏng sạch với nước xà phòng ấm hoặc bột giặt gia dụng trung tính. Sau đó dùng khăn ẩm để lau sạch những vết xà phòng hay bột giặt còn sót lại, và cuối cùng lau khô bằng một chiếc khăn thấm hút tốt hoặc khăn lau sợi nhỏ.
Cách vệ sinh Tủ bếp chất liệu phủ bề mặt Veneer và sơn:
Không chỉ dễ bị xước, Veneer là chất liệu dễ bị bay màu so với các bề mặt phủ khác. Khi vệ sinh tủ bếp bề mặt phủ chất liệu này, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm, lau bằng khăn mềm sợi nhỏ hoặc có thể sử dụng thêm một chút xà bông em bé có nồng độ chất tẩy rửa thấp để làm sạch những vết bẩn cứng đầu.
Với tủ bếp phủ bề mặt Veneer, bạn chỉ nên dùng nước ấm và khăn mềm sợi nhỏ để lau chùi
Tương tự như Veneer, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm với bề mặt tủ bếp phủ sơn hoặc có thể trộn thêm một chút nước tẩy kháng khuẩn để làm sạch vết bẩn do thức ăn gây ra.
Nhận xét
Đăng nhận xét