Tủ bếp khách hàng thường quan tâm nhiều về màu sắc, kích thước, phong cách mà đôi khi quên mất việc phải lựa chọn bề mặt tủ bếp. Việc hiểu rõ ưu điểm và hạn chế của các loại bề mặt bóng, lỳ, satin và vân gỗ sẽ giúp chủ nhân đưa ra được quyết định phù hợp nhất cho tủ bếp nhà bạn.
Bề mặt tủ bếp bóng gương:
Để lựa chọn được bề mặt phủ ưng ý nhất, trước hết bạn cần hiểu rõ ưu nhược điểm của từng loại kết cấu bề mặt phủ. Trong phần một của bài viết này, hãy cùng tìm hiểu bề mặt phủ bóng gương của tủ bếp.
Ưu điểm của bề mặt tủ bếp bóng gương:
Hiện nay, bề mặt gương bóng đang là xu hướng rất được yêu thích cho những căn bếp theo phong cách hiện đại. Bề mặt phủ bóng gương thường được thấy ở ba chất liệu: Laminate, Melamine và Acrylic, trong đó chất liệu Acrylic là phổ biến nhất.
Bề mặt bóng gương sở hữu đặc tính phản xạ ánh sáng tốt giúp không gian bếp sáng thoáng, rộng rãi hơn, do vậy đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những gian bếp vừa và nhỏ. Đặc biệt, nếu bạn yêu thích những bộ tủ bếp màu tối, đừng ngại ngần chọn bề mặt bóng gương bởi chúng sẽ giảm bớt cảm giác tối tăm, chật chội và mang lại sự sang trọng, hiện đại nơi góc bếp nhà mình.
Thông thường, những gam màu nhạt có khả năng phản sáng tốt hơn, vì vậy tủ bếp màu trắng hay màu kem thường là sắc màu phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ rằng khả năng phản sáng tốt đồng nghĩa với việc tủ bếp cũng sẽ phản xạ các màu sắc khác của các đồ dùng. Vì thế, nếu sử dụng bề mặt bóng gương màu nhạt, sẽ không có gì ngạc nhiên khi màu sắc của tủ bếp nhà bạn bị thay đổi một chút, pha lẫn những sắc màu của đồ đạc trong bếp lên mặt cánh tủ, đặc biệt là đối với những bộ tủ màu trắng.
Bề mặt tủ bếp bóng gương còn chiếm được cảm tình của các chị em nội trợ bận rộn bởi dễ dàng vệ sinh. Bạn chỉ cần dùng một tấm vải mềm sợi nhỏ để lau sạch bụi bẩn bám trên bề mặt tủ bếp hay những vết bẩn nhỏ trên bề mặt cánh tủ.
Nhược điểm:
Tuy bề mặt bóng gương sáng đẹp, hiện đại nhưng lại thường khá dễ bị xước, trừ bề mặt bóng gương của chất liệu phủ Laminate. Vì vậy, nếu bạn chọn chất liệu Acrylic bóng gương hay bề mặt bóng gương của Melamine đều phải nhẹ nhàng và cẩn thận.
Những mẹo hữu ích khi chọn tủ bếp bề mặt bóng gương:
Do nằm trong tầm nhìn của chúng ta nên tủ bếp trên thường phản xạ ánh sáng nhiều so với tủ bếp dưới. Vì vậy, nếu thích bề mặt bóng gương, nhưng vẫn còn e ngại những dấu tay xuất hiện trên mặt cánh, bạn có thể kết hợp chất liệu bóng gương với tủ bếp trên và bề mặt lỳ, nhẵn cho tủ dưới.
Tương tự như trên, hãy sử dụng bề mặt bóng gương tối màu tại những vị trí trong tầm mắt nhưng xa tầm với của trẻ nhỏ và màu sáng cho tủ dưới. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được đáng kể các dấu vân tay và vết bẩn lưu lại trên mặt ngoài cánh tủ.
HALO GROUP cung cấp dòng tủ bếp cao cấp thương hiệu HALO Kitchen, sản xuất và nhập khẩu tại Đức. Vật liệu tủ bếp đa dạng như: MFC, Laminate, Sơn UV, Sơn Lacquer, Acrylic, MDF veneer, Gỗ Solid tự nhiên,… đi kèm với phụ kiện hàng đầu thế giới của BLUM, HETTICH, HAFELE,…
Bề mặt tủ bếp bóng gương:
Để lựa chọn được bề mặt phủ ưng ý nhất, trước hết bạn cần hiểu rõ ưu nhược điểm của từng loại kết cấu bề mặt phủ. Trong phần một của bài viết này, hãy cùng tìm hiểu bề mặt phủ bóng gương của tủ bếp.
Ưu điểm của bề mặt tủ bếp bóng gương:
Hiện nay, bề mặt gương bóng đang là xu hướng rất được yêu thích cho những căn bếp theo phong cách hiện đại. Bề mặt phủ bóng gương thường được thấy ở ba chất liệu: Laminate, Melamine và Acrylic, trong đó chất liệu Acrylic là phổ biến nhất.
Bề mặt bóng gương sở hữu đặc tính phản xạ ánh sáng tốt giúp không gian bếp sáng thoáng, rộng rãi hơn, do vậy đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những gian bếp vừa và nhỏ. Đặc biệt, nếu bạn yêu thích những bộ tủ bếp màu tối, đừng ngại ngần chọn bề mặt bóng gương bởi chúng sẽ giảm bớt cảm giác tối tăm, chật chội và mang lại sự sang trọng, hiện đại nơi góc bếp nhà mình.
Bề mặt tủ bếp bóng gương đang trở thành xu hướng và được sử dụng cho những căn bếp theo phong cách hiện đại
Thông thường, những gam màu nhạt có khả năng phản sáng tốt hơn, vì vậy tủ bếp màu trắng hay màu kem thường là sắc màu phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ rằng khả năng phản sáng tốt đồng nghĩa với việc tủ bếp cũng sẽ phản xạ các màu sắc khác của các đồ dùng. Vì thế, nếu sử dụng bề mặt bóng gương màu nhạt, sẽ không có gì ngạc nhiên khi màu sắc của tủ bếp nhà bạn bị thay đổi một chút, pha lẫn những sắc màu của đồ đạc trong bếp lên mặt cánh tủ, đặc biệt là đối với những bộ tủ màu trắng.
Tủ bếp bóng gương màu trắng hay màu kem thường là sắc màu phổ biến nhất
Bề mặt tủ bếp bóng gương còn chiếm được cảm tình của các chị em nội trợ bận rộn bởi dễ dàng vệ sinh. Bạn chỉ cần dùng một tấm vải mềm sợi nhỏ để lau sạch bụi bẩn bám trên bề mặt tủ bếp hay những vết bẩn nhỏ trên bề mặt cánh tủ.
Nhược điểm:
Tuy bề mặt bóng gương sáng đẹp, hiện đại nhưng lại thường khá dễ bị xước, trừ bề mặt bóng gương của chất liệu phủ Laminate. Vì vậy, nếu bạn chọn chất liệu Acrylic bóng gương hay bề mặt bóng gương của Melamine đều phải nhẹ nhàng và cẩn thận.
Những vết bẩn, vết xước hay dấu vân tay dễ bị nhìn thấy trên bề mặt bóng gương màu tối. Vì vậy cần vệ sinh bếp thường xuyên hơn, đặc biệt là đối với những gia đình có con nhỏ.
Những mẹo hữu ích khi chọn tủ bếp bề mặt bóng gương:
Do nằm trong tầm nhìn của chúng ta nên tủ bếp trên thường phản xạ ánh sáng nhiều so với tủ bếp dưới. Vì vậy, nếu thích bề mặt bóng gương, nhưng vẫn còn e ngại những dấu tay xuất hiện trên mặt cánh, bạn có thể kết hợp chất liệu bóng gương với tủ bếp trên và bề mặt lỳ, nhẵn cho tủ dưới.
Nếu còn đang e ngại những dấu vân tay xuất hiện trên mặt cánh tủ, bạn có thể kết hợp chất liệu bóng gương với tủ bếp trên và bề mặt lì cho tủ dưới.
Tương tự như trên, hãy sử dụng bề mặt bóng gương tối màu tại những vị trí trong tầm mắt nhưng xa tầm với của trẻ nhỏ và màu sáng cho tủ dưới. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được đáng kể các dấu vân tay và vết bẩn lưu lại trên mặt ngoài cánh tủ.
Nhận xét
Đăng nhận xét