Tiếp theo nội dung một số nguyên tắc thiết kế nội thất kinh điển trường tồn theo thời gian ở phần 1, ở phần 2 này có gì nổi bật hay ấn tượng, mọi người cùng theo dõi nội dung bên dưới Halo Group tiếp tục chia sẻ nhé.
Nguyên tắc nhịp điệu và lặp lại
Nhịp điệu trong thiết kế nội thất quan tâm tới điều hướng và dịch chuyển tầm nhìn thông qua các yếu tố sắp xếp theo bố cục lặp. Quy luật nhịp điệu tạo ra dòng chảy êm đềm, liên tục của tầm nhìn trong căn phòng, giống như đường dẫn cho phép người nhìn ngắm nắm bắt được các thành phần quan trọng của ý đồ thiết kế. Nói cách khác, nhịp điệu là một mẫu thức của nghệ thuật.
Chúng ta có thể tạo nên nhịp điệu bằng 3 cách: sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục. Một nhà thiết kế nội thất tài ba có thể sử dụng đủ 3 hình thức của nhịp điệu trong một bố cục, từ đó sáng tạo nên không gian nội thất tuyệt đẹp.
Hãy cùng phân tích hình ảnh dưới đây:
Đôi khi, các yếu tố lặp đi lặp lại thể hiện vô cùng tinh tế và khó có thể nhận biết. Trong các trường hợp khác, nguyên tắc nhịp điệu thể hiện rõ ràng hơn như màu sắc và hoa văn lặp đi lặp lại. Dù thể hiện theo cách nào đi chăng nữa, nguyên tắc nhịp điệu và lặp lại đều mang lại cảm giác thống nhất cho toàn bộ không gian.
Nguyên tắc cân xứng và tỷ lệ
Quy luật cân xứng là mối quan hệ giữa kích thước, hình dạng để đạt được sự cân bằng và đồng nhất trong thiết kế nội thất. Cân xứng ở đây là về kích thước, số lượng, quy mô... Tỷ lệ phản ánh kích cỡ các thành phần (chiều rộng, chiều cao, chiều sâu) trong quan hệ với tổng thể không gian xung quanh.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 5 quy luật kinh điển trong thiết kế nội thất: cân bằng, nhấn mạnh, tương phản, nhịp điệu và tỷ lệ. Những quy luật này thiên về bức tranh tổng thể của cả không gian. Bây giờ, đã đến lúc đi cận cảnh và xem xét kỹ lưỡng về những thứ nhỏ nhặt hơn – các chi tiết.
Các chi tiết bao gồm đồ trang trí hay phụ kiện như viền trên rèm cửa, trên gối, khung tranh, các góc và đường phào tường, tay nắm tủ, dây bóng đèn, công tắc bóng đèn… Do kích thước quá nhỏ nên các chi tiết thường bị bỏ qua hoặc ít được coi trọng. Tuy nhiên, một không gian nội thất tuyệt vời nên có sự nhất quán từ tổng thể cho tới những chi tiết nhỏ nhất.
Hài hòa theo định nghĩa là sự sắp xếp các thành phần nhất quán với nhau, có trật tự, mang lại cảm giác dễ chịu. Còn thống nhất được định nghĩa là sự đồng nhất của tâm trí, cảm giác, hòa hợp, hài hòa hoặc sự đồng thuận. Sự hài hòa và thống nhất đạt được khi tất cả các yếu tố trong một không gian kết hợp và bổ sung lẫn nhau. Theo nguyên tắc hài hòa và thống nhất, nhìn từ góc độ tổng thể, mỗi phần tử đều đóng vai trò nhất định trong việc đáp ứng công năng của không gian. Điều đó cũng liên quan tới việc tạo ra sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa các yếu tố.
Những nguyên tắc thiết kế nội thất căn bản được coi là kim chỉ nam cho thiết kế nội thất, góp phần tạo nên một không gian thống nhất và hài hòa. Tất nhiên, mọi nguyên tắc đều có thể bị phá vỡ, do vậy, hãy linh hoạt thay vì quá cứng nhắc khi ứng dụng những nguyên tắc này.
Tuy nhiên, những nguyên tắc thiết kế nội thất căn bản được coi là kim chỉ nam cho thiết kế nội thất, góp phần tạo nên một không gian thống nhất và hài hòa. Bên cạnh đó, mọi nguyên tắc đều có thể bị phá vỡ, do vậy, hãy linh hoạt thay vì quá cứng nhắc khi ứng dụng những nguyên tắc này.
Nguyên tắc nhịp điệu và lặp lại
Nhịp điệu trong thiết kế nội thất quan tâm tới điều hướng và dịch chuyển tầm nhìn thông qua các yếu tố sắp xếp theo bố cục lặp. Quy luật nhịp điệu tạo ra dòng chảy êm đềm, liên tục của tầm nhìn trong căn phòng, giống như đường dẫn cho phép người nhìn ngắm nắm bắt được các thành phần quan trọng của ý đồ thiết kế. Nói cách khác, nhịp điệu là một mẫu thức của nghệ thuật.
Chúng ta có thể tạo nên nhịp điệu bằng 3 cách: sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục. Một nhà thiết kế nội thất tài ba có thể sử dụng đủ 3 hình thức của nhịp điệu trong một bố cục, từ đó sáng tạo nên không gian nội thất tuyệt đẹp.
Hãy cùng phân tích hình ảnh dưới đây:
Chất liệu đồng thau hiện diện xuyên suốt không gian dẫn dắt ánh mắt từ khu vực này sáng khu vực khác.
Người thiết kế đã sử dụng chất liệu đồng thau lặp đi lặp lại trong phòng bếp, phòng khách và phòng ăn. Trong phòng bếp, chất liệu đồng thau hiện diện ở các chi tiết trang trí trên cánh tủ và đèn thả trần. Trong phòng khách, nó được sử dụng cho bàn cà phê. Một lần nữa, chất liệu này được lặp lại ở đèn thả trần trong phòng ăn.Đôi khi, các yếu tố lặp đi lặp lại thể hiện vô cùng tinh tế và khó có thể nhận biết. Trong các trường hợp khác, nguyên tắc nhịp điệu thể hiện rõ ràng hơn như màu sắc và hoa văn lặp đi lặp lại. Dù thể hiện theo cách nào đi chăng nữa, nguyên tắc nhịp điệu và lặp lại đều mang lại cảm giác thống nhất cho toàn bộ không gian.
Nguyên tắc cân xứng và tỷ lệ
Quy luật cân xứng là mối quan hệ giữa kích thước, hình dạng để đạt được sự cân bằng và đồng nhất trong thiết kế nội thất. Cân xứng ở đây là về kích thước, số lượng, quy mô... Tỷ lệ phản ánh kích cỡ các thành phần (chiều rộng, chiều cao, chiều sâu) trong quan hệ với tổng thể không gian xung quanh.
Nội thất trong căn phòng có một mạch liên tục, không có gì vượt quá tỷ lệ chung.
Nguyên tắc chi tiếtChúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 5 quy luật kinh điển trong thiết kế nội thất: cân bằng, nhấn mạnh, tương phản, nhịp điệu và tỷ lệ. Những quy luật này thiên về bức tranh tổng thể của cả không gian. Bây giờ, đã đến lúc đi cận cảnh và xem xét kỹ lưỡng về những thứ nhỏ nhặt hơn – các chi tiết.
Các chi tiết bao gồm đồ trang trí hay phụ kiện như viền trên rèm cửa, trên gối, khung tranh, các góc và đường phào tường, tay nắm tủ, dây bóng đèn, công tắc bóng đèn… Do kích thước quá nhỏ nên các chi tiết thường bị bỏ qua hoặc ít được coi trọng. Tuy nhiên, một không gian nội thất tuyệt vời nên có sự nhất quán từ tổng thể cho tới những chi tiết nhỏ nhất.
Những chi tiết nhỏ như lọ hoa, chân nến... đều nhất quán với lối thiết kế chung của cả không gian.
Nguyên tắc hài hòa và thống nhấtHài hòa theo định nghĩa là sự sắp xếp các thành phần nhất quán với nhau, có trật tự, mang lại cảm giác dễ chịu. Còn thống nhất được định nghĩa là sự đồng nhất của tâm trí, cảm giác, hòa hợp, hài hòa hoặc sự đồng thuận. Sự hài hòa và thống nhất đạt được khi tất cả các yếu tố trong một không gian kết hợp và bổ sung lẫn nhau. Theo nguyên tắc hài hòa và thống nhất, nhìn từ góc độ tổng thể, mỗi phần tử đều đóng vai trò nhất định trong việc đáp ứng công năng của không gian. Điều đó cũng liên quan tới việc tạo ra sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa các yếu tố.
Những nguyên tắc thiết kế nội thất căn bản được coi là kim chỉ nam cho thiết kế nội thất, góp phần tạo nên một không gian thống nhất và hài hòa. Tất nhiên, mọi nguyên tắc đều có thể bị phá vỡ, do vậy, hãy linh hoạt thay vì quá cứng nhắc khi ứng dụng những nguyên tắc này.
Tuy nhiên, những nguyên tắc thiết kế nội thất căn bản được coi là kim chỉ nam cho thiết kế nội thất, góp phần tạo nên một không gian thống nhất và hài hòa. Bên cạnh đó, mọi nguyên tắc đều có thể bị phá vỡ, do vậy, hãy linh hoạt thay vì quá cứng nhắc khi ứng dụng những nguyên tắc này.
Nhận xét
Đăng nhận xét